Chủ tịch CIB nêu 3 giải pháp “giải cứu” trái phiếu, nhấn mạnh trách nhiệm thuộc về bên trung gian là ngân hàng và CTCK

Gần đây sau khi thị trường chứng khoán sau khi rớt điểm liên tiếp đã tăng lại, dòng tiền tăng lên đáng kể. Doanh nghiệp vì thế có thể tính toán phương án huy động vốn qua thị trường này để thanh toán trái phiếu.

Tham luận tại hội thảo “Phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Niềm tin và Giải pháp” mới đây, ông Mã Thanh Danh – Chủ tịch CTCP Tư vấn Quốc tế CIB – đã có đề xuất 3 nhóm giải pháp đáng chú ý.

Theo ông, áp lực trái phiếu đáo hạn một phần có nguyên nhân từ các công ty chứng khoán và ngân hàng. Các tổ chức này để bán được trái phiếu, họ hứa với nhà đầu tư sẽ mua lại trong 3-6 sau khi phát hành. Đến khi trái chủ yêu cầu mua lại thì họ không mua hoặc không đủ năng lực mua. Nhưng nếu đẩy trách nhiệm này cho nhà phát hành thì không đúng quy định, bởi thời hạn phát hành thường ít nhất là 1 năm.

3 nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho trái phiếu

Để giúp doanh nghiệp giải tỏa áp lực trái phiếu đáo hạn, theo ông Danh có thể:

Một là, doanh nghiệp nên liệt kê xem tài sản còn lại những gì. Đối với doanh nghiệp đang kinh doanh tốt nhưng trái chủ yêu cầu mua lại thì có thể dùng nguồn tiền mặt để mua lại, giúp giải tỏa bớt áp lực. Nếu không đủ tiền, doanh nghiệp có thể đi vay thêm hoặc thế chấp một phần trái phiếu với lãi suất cao hơn để vay tiền mua lại phần còn lại.

Bên cạnh đó, với tình hình kinh doanh ổn định, doanh nghiệp có thể thương lượng trực tiếp với trái chủ để họ chờ đến hạn. Trường hợp trái chủ nhất quyết yêu cầu mua lại, doanh nghiệp có thể thương lượng để trái chủ chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu. Vừa qua, Citi Bank đã đồng ý chuyển đổi trái phiếu Novaland thành cổ phiếu NVL với giá 85.000 đồng/cp, trong khi thị giá NVL chỉ hơn 20.000 đồng/cp.

Hai là, với những doanh nghiệp có tài chính không đủ mạnh hoặc kinh doanh kém khả quan, yêu cầu mua lại trái phiếu thực sự là áp lực không nhỏ. Vì vậy, doanh nghiệp cần chuẩn bị một kế hoạch tái cấu trúc rõ ràng để thương lượng với trái chủ. Nếu không được, doanh nghiệp buộc phải bán các tài sản mình đang có để thanh toán với các trái chủ. Đó có thể là đất đai, thương hiệu, hệ thống phân phối…

Ba là, doanh nghiệp cần tính đến phương án tham gia thị trường mua bán nợ. Tuy nhiên, các công cụ mua bán nợ tại thị trường Việt Nam hiện vẫn chưa phổ biến. Đồng thời, nếu có một thị trường trái phiếu thứ cấp hoạt động bài bản, thì các trái chủ khi cần bán lại sẽ giao dịch trực tiếp trên thị trường này, giảm bớt áp lực cho doanh nghiệp.

Riêng phương án thứ ba, theo các chuyên gia nếu muốn thực hiện phải có tổ chức đứng ra mua lại trái phiếu đó, không phải là tổ chức phát hành. Phương thức này vừa giảm áp lực cho doanh nghiệp, mà phần nào đó cũng hỗ trợ được tổn thất cho trái chủ.

Ngoài ra, doanh nghiệp theo ông Danh cũng có thể tìm giải pháp từ bên ngoài thị trường. Cụ thể, gần đây sau khi thị trường chứng khoán sau khi rớt điểm liên tiếp đã tăng lại, dòng tiền tăng lên đáng kể. Doanh nghiệp vì thế có thể tính toán phương án huy động vốn qua thị trường này để thanh toán trái phiếu. Thậm chí họ có thể bán bớt cổ phiếu quỹ để thu tiền về.

“Doanh nghiệp phát hành trái phiếu là cần nguồn vốn trung và dài hạn để phát triển, sau khi không huy động được bằng kênh cổ phiếu và vay ngân hàng ; vì thế thị trường Việt Nam rất cần những ngân hàng đầu tư (Investment Banking) có nguồn vốn lớn cho vay trung và dài hạn. Khi doanh nghiệp gặp khó khăn, họ sẽ đồng hành lâu dài bằng cách chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu ”, ông Danh nói thêm.

Dù vậy, thực tế thì các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam chưa nhiều, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thị trường chứng khoán cũng chưa được nâng hạng. Khi thị trường được nâng hạng sẽ đón thêm nhiều dòng vốn lớn đổ vào, chuyên gia kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp đỡ áp lực về nguồn vốn.

“ Giải cứu” thị trường trái phiếu đồng nghĩa với việc “cứu” DN bất động sản

Chủ tịch CIB nêu 3 giải pháp “giải cứu” trái phiếu, nhấn mạnh trách nhiệm thuộc về bên trung gian là ngân hàng và CTCK - Ảnh 2.

Theo thống kê của Chuyên gia tài chính ngân hàng – Tiến sĩ Trịnh Đoàn Tuấn Linh trong báo cáo tổng quan thị trường TPDN tại Hội thảo: Trong giai đoạn 2016-2020, TPDN Việt Nam đã tăng từ mức 4.300 tỷ đồng lên mức 10.300 tỷ đồng (tăng 2,4 lần).

Cũng trong năm 2020, tỉ lệ đóng góp vào GDP của TPDN tại Việt Nam mới đạt 15,1%. Con số này thấp hơn nhiều nước ASEAN như Thái Lan (22,7%), Singapore (36,5%) và Malaysia (54,3%). Trong 10 tháng đầu năm 2022, doanh nghiệp Việt Nam đã phát hành 234.000 tỷ đồng trái phiếu. Trong đó, chỉ có 9.600 tỷ đồng là được phát hành qua kênh đại chúng, còn lại chủ yếu là phát hành riêng lẻ.

Nhận xét số liệu báo cáo tổng quan, Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng, quy mô thị trường TPDN năm 2020 tương đương 15,1% GDP và 10,3% dư nợ tín dụng. Điều này cho thấy kênh huy động vốn qua trái phiếu, một trong các cấu phần của thị trường vốn cùng với kênh tín dụng và kênh cổ phiếu, đã đóng vai trò quan trọng trong việc khai thông nguồn vốn cho sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam.

Ông Hiển cũng phân tích thêm: “Mặc dù giá trị phát hành TPDN Việt Nam đã tăng mạnh trong giai đoạn 2018 – 2021 nhưng thị trường TPDN Việt Nam vẫn được xem là giai đoạn mới phát triển. Phương thức phát hành chủ yếu là phát hành riêng lẻ với nhà đầu tư chủ yếu vẫn là các ngân hàng.

Ngay từ tháng 3/2022, thị trường TPDN chậm lại nhằm chờ đợi Nghị định sửa đổi 153/NĐ-CP/2020, với mục tiêu bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư cũng như nâng cao chất lượng của thị trường vốn. Trong bối cảnh đó, tổng giá trị phát hành TPDN trong 9 tháng đầu năm 2022 giảm mạnh 43,5% so với cùng kỳ, xuống còn 248.603 tỷ đồng. TPDN Việt Nam năm 2022 tập trung vào ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản. Do đó, nếu cần “giải cứu” thị trường trái phiếu hiện nay thì cũng đồng nghĩa với việc “cứu” TPDN bất động sản là chủ yếu”.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *