Các ngân hàng trung ương làm gì trước giá dầu tăng vọt?

Việc giảm mục tiêu sản xuất dầu được công bố bởi một số nhà xuất khẩu lớn trên thế giới là tin xấu đối với Ngân hàng Trung ương châu Âu, vốn đang cố gắng giảm lạm phát, nhưng về cơ bản nó sẽ không làm thay đổi các chính sách, ít nhất là trong thời điểm hiện tại.
Các ngân hàng trung ương làm gì trước giá dầu tăng vọt?

Giá dầu tăng vọt có phải là lạm phát?

Có thể nói, giá năng lượng tăng vọt là nguyên nhân chính của lạm phát trong năm qua, mặc dù giá dầu hiện thấp hơn nhiều so với một năm trước.

Giá dầu Brent hiện nay giảm 20% so với cùng kì năm ngoái (giá dầu Brent giao tháng 5/2022 đứng ở mức 116,55 USD/thùng).

“Mức giá năng lượng hiện tại vẫn là giảm phát, vì chúng thấp hơn đáng kể so với một năm trước”, Paul Donovan của UBS Global Wealth Management cho biết.

Các dự báo lạm phát dài hạn đã hạ nhiệt vào thứ Hai, trong khi chỉ số thị trường ngắn hạn hầu như không tăng, cho thấy tác động của lạm phát không đáng kể.

Mặt khác, giá năng lượng tăng cao làm chậm tăng trưởng trong dài hạn. Từ đó dẫn đến giảm phát vì chúng làm giảm sức mua của các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Không ảnh hưởng đến chính sách?

Gần đây, các nhà đầu tư dự đoán các ngân hàng trung ương sẽ ngừng tăng lãi suất sớm hơn dự kiến, bởi lo ngại về tình trạng hỗn loạn của các ngân hàng gần đây, đồng thời lại được an ủi bởi tình hình lạm phát giảm nhanh chóng.

Giá năng lượng tăng có thể làm tăng thêm nỗi lo lạm phát, khiến các nhà hoạch định chính sách nhận thấy cần tiếp tục tăng lãi suất cho vay.

Các nhà đầu tư hiện chỉ kỳ vọng Ngân hàng chung châu Âu ECB sẽ tăng lãi suất 60 điểm cơ bản, giảm so với mức 110 điểm cơ bản dự kiến vài tuần trước.

“Những tranh luận về việc tiếp tục tăng lãi suất của ECB vẫn chưa chấm dứt”, UniCredit cho biết trong một lưu ý.

Các ngân hàng trung ương làm gì trước giá dầu tăng vọt?

Phản ứng của ECB

Ngân hàng trung ương hành động dựa theo những xu hướng dài hạn và không quá chú trọng vào biến động thị trường hiện tại. Về mặt chính sách, giá dài hạn quan trọng hơn và các hợp đồng dầu kỳ hạn đã tăng chưa đến một nửa mức tăng của giá giao ngay.

Người tiêu dùng sẽ thấy giá dầu tiếp tục tăng trong những ngày tiếp theo, nhưng tác động của lạm phát sẽ ít hơn. Nếu giá dầu tăng liên tục 10% chỉ làm tăng lạm phát 0,1%.

“Có nhiều yếu tố ảnh hưởng và chúng không nên được đánh giá một cách riêng biệt chỉ để đo lường tác động của chúng đối với lạm phát và các quyết định của ECB. Chúng ta phải tính đến tất cả”, Gediminas Simkus, Giám đốc chính sách tiền tệ của ECB, cho biết hôm thứ Hai.

Đối với các quyết định về lãi suất, xu hướng chung quan trọng hơn nhiều so với một yếu tố duy nhất.

Một yếu tố quan trọng khác là ECB hiện đang ngày càng tập trung vào lạm phát lõi, giúp kiểm duyệt chi phí biến đổi đối với năng lượng và thực phẩm.

Biện pháp này sẽ tiếp tục được đẩy nhanh, vì vậy mối quan tâm chính đối với các nhà hoạch định chính sách không phải là dầu mỏ, mà thực tế là đợt lạm phát phi mã năm ngoái đã lan rộng khắp nền kinh tế, gây áp lực lên việc tăng lương và các dịch vụ.

Các quốc gia khác sẽ phản ứng như thế nào?

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đóng vai trò chủ chốt. Nếu giá năng lượng cao khiến Fed sợ hãi, trông đợi vào việc cắt giảm lãi suất sẽ có thể tháo gỡ nút thắt và đẩy đồng đô la lên cao hơn. Điều này sẽ khuyến khích các ngân hàng trung ương khác tăng lãi suất để chống lại nguy cơ lạm phát có thể thâm nhập vào hệ thống của họ, thông qua các hàng hóa và dịch vụ được định giá bằng USD trên thị trường thế giới.

Nh.Thạch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *