Chứng khoán ‘tàu lượn’ chóng mặt, cổ phiếu nhóm FLC được săn đón

Sau khi lao dốc hơn 20 điểm về sát đáy tháng 2, VN-Index hồi phục mạnh về cuối phiên hôm nay (23/2). Nhóm vốn hóa lớn thu hẹp đáng kể đà giảm, phục lan tỏa diện rộng. Đóng cửa, VN-Index về sát tham chiếu. Bất chấp thị trường chung biến động, một cổ phiếu nhóm hiếm hoi còn giao dịch của họ FLC bền bỉ tăng trần 4 phiên.

Cổ phiếu ngân hàng có đóng góp lớn vào đà hồi phục của chỉ số, chiếm áp đảo trong nhóm dẫn dắt thị trường là BID, ACB, TCB, VCB, VIB, TPB, VPB, OCB. Sắc xanh trở lại áp đảo ở nhóm vốn hóa lớn nhất thị trường. Tại rổ VN30, sắc xanh trở lại áp đảo, tăng mạnh nhất cũng là cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán.

Cổ phiếu ngân hàng có đóng góp lớn vào đà hồi phục của chỉ số.

Cổ phiếu ngân hàng có đóng góp lớn vào đà hồi phục của chỉ số.

Đà hồi phục của các cổ phiếu bất động sản có phần “khiêm tốn” hơn; VRE, NVL, VHM, PDR vẫn giảm giá. VRE dù thoát sàn, nhưng đóng cửa vẫn giảm tới 5,7%. Ba mã Vingroup giao dịch không mấy tích cực, VHM giảm 1,4%, chỉ có VIC về lại tham chiếu.

Trong khi đó, cổ phiếu ngành sản xuất ghi nhận nhiều tín hiệu khởi sắc. Các mã lớn như VNM, GVR, SAB có giao dịch tích cực. Đặc biệt, tại nhóm thép, HSG tăng tới 5,3%, NKG tăng 3%, HPG, SMC tăng trên 1%.

Bất chấp thị trường biến động, cổ phiếu “hàng hiếm” trong nhóm FLC là AMD của FLC Stone liên tục tăng trần. Đây là phiên thứ 4 liên tiếp AMD tăng trần. Đáng chú ý, AMD là cổ phiếu duy nhất trong nhóm FLC còn giao dịch hàng ngày (dù chỉ trong phiên chiều – PV). Các mã còn trong nhóm như FLC, ROS đã bị hủy niêm yết; HAI, ART, GAB vào diện đình chỉ giao dịch. KLF bị hạn chế, chỉ được giao dịch thứ 6 hàng tuần.

Mới đây, FLC Stone công bố văn bản giải trình cùng biện pháp khắc phục để ra khỏi tình trạng bị hạn chế giao dịch, với việc đã tìm được đơn vị kiểm toán là UHY. UHY cũng nhận kiểm toán cho CTCP Tập đoàn FLC.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 0,62 điểm (0,06%) còn 1.053,66 điểm. HNX-Index giảm 0,65 điểm (0,31%) xuống 209,31 điểm. UPCoM-Index giảm 0,05 điểm (0,06%) xuống 77,4 điểm.

Thanh khoản giảm nhẹ, giá trị khớp lệnh HoSE lại về dưới 10.000 tỷ đồng. Khối ngoại gia tăng bán ròng 676 tỷ đồng, tập trung vào chứng chỉ quỹ FUEVFVND, VHM, VRE, VND, HPG…

Như vậy, diễn biến của chứng khoán trong nước khá tích cực so với nhiều thị trường khác. Đêm qua, các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm điểm khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết tâm tiếp tục tăng lãi suất để chống lạm phát. Trước đó, chứng khoán châu Á cũng “trượt dốc” trong ngày 22/2.

Việt Linh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *